Portfolio là gì? Thông tin về portfolio mà bạn cần phải biết

Portfolio là một từ đã vô cùng quen thuộc đối với nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những bạn đã và đang muốn xin việc làm. Sử dụng một Portfolio ấn tượng sẽ giúp bạn lọt vào “mắt xanh” của các nhà tuyển dụng và có cơ hội vượt qua hàng ngàn ứng viên cho vị trí bạn mong muốn. Vậy thực sự thì Portfolio là gì? Sau đây là những thông tin cơ bản về Portfolio mà bạn cần phải biết.
Portfolio là gì?
Trong tiếng Pháp, từ porte được dịch thành cầm (mang), còn folio chính là trang sách hoặc báo. Và Portfolio chính là hồ sơ năng lực cần thiết với nhiều trang tin để người xem có thể biết được những ưu điểm của đối tượng. Một tập hồ sơ năng lực sẽ có nhiều thông tin cần thiết để một cá nhân hoặc công ty có thể phô bày ra năng lực của mình đến đối tác, nhà tuyển dụng,…

(Portfolio là gì? Đó chính là bộ hồ sơ năng lực giúp bạn giới thiệu bản thân tốt nhất)
Người ta thường sẽ lựa chọn thành tích, kinh nghiệm, giải thưởng,… nổi bật và phù hợp để đặt trong Portfolio và trình bày sao cho thu hút và bắt mắt. Có thể nói, Portfolio chính là một bộ tài liệu giúp bạn thuyết phục được người xem, nhà tuyển dụng rằng bạn là ứng viên thích hợp nhất. Hoặc nếu là doanh nghiệp thì Portfolio thể hiện công ty bạn chính là đối tác tuyệt vời cho dự án sắp tới.
Những thông tin cơ bản trên Portfolio
Để bạn hiểu rõ hơn Portfolio là gì và sở hữu một bộ Portfolio – hồ sơ năng lực cơ bản thì hãy tham khảo và trình bày những thông tin như sau:
1. Đầu tiên là thông tin bảo hộ quyền sở hữu: Hãy cho người xem biết rằng đây là hồ sơ mà bạn lập ra, nó thuộc quyền sở hữu của chính bạn, được bảo mật tuyệt đối và không được phép sao chép dưới bất kỳ hình thức nào.
2. Triết lý công việc mà bạn muốn mang đến: Hãy nói một lời ngắn gọn về chính bạn cũng như quan điểm cá nhân về lĩnh vực/ công việc mà bạn đang muốn hướng đến.
3. Mục tiêu nghề nghiệp: Bạn đang muốn đạt được điều gì trên con đường sự nghiệp của mình? Bạn muốn trở thành ai trong vòng 5 năm tới? Hãy cho nhà tuyển dụng biết đều này bằng những thông tin ngắn gọn và cô đọng.

(Thông tin trên Portfolio nên ngắn gọn, cô đọng và thật chuyên nghiệp)
4. Sơ yếu lý lịch: Bạn có thể điển một bản sơ yếu lý lịch chi tiết ở đây hoặc có link để nhà tuyển dụng xem hồ sơ trực tuyến của bạn.
5. Kỹ năng của bạn: Ở phần này, tùy thuộc vào mục tiêu và định hướng nghề nghiệp mà ban điền kỹ năng phù hợp với lính vực đó. Chỉ nên ghi vào từ 3 đến 5 kỹ năng mà bạn làm tốt nhất. Đồng thời, có thể để vào thư tiến cử, đánh giá của sếp bạn ở công ty cũ (hoặc giáo viên, đối tác).
6. Các loại bằng cấp, chứng chỉ và những thành tích mà bạn từng đạt được.
Đây chỉ là gợi ý dành cho bạn. Phụ thuộc vào lĩnh vực mà bạn đang theo đuổi cũng như đối tượng xem mà bạn có thể linh hoạt thay đổi Portfolio cho phù hợp. Hãy trình bày thông tin trong hồ sơ năng lực của bạn thật chuyên nghiệp và có chọn lọc. Đừng bê hết tất cả những thành tích bạn có chỉ để làm dày Portfolio. Nhà tuyển dụng/ đối tác của bạn sẽ thích thú hơn nếu được xem những thông tin giá trị. Cho thấy được “năng lực” của bạn.
Một số gợi ý để Portfolio đẹp mắt và chuyên nghiệp
Đầu tiên, Portfolio không phải là một bộ hồ sơ cứng nhắc mà nó có thể là một tác phẩm “nghệ thuật”. Vì thế, cho dù trình bày trên giấy hay thiết kế online, bạn cũng hãy thể hiện cá tính tự do của mình. Hãy chú ý đến từng chi tiết như kiểu chữ, font chữ, màu sắc, thứ tự các danh mục trong Portfolio. Hãy thử đặt mình vào vị trí của nhà tuyển dụng/ đối tác để biết được những thông tin mà bạn đưa ra có cần thiết hay không.

(Đừng quên kiểm tra các chi tiết nhỏ nhất khi hoàn thành Portfolio)
Tiếp theo, hãy kiểm tra thật kỹ Portfolio trước khi in ra giấy hoặc lưu file (trên nền tảng số). Đừng bao giờ để người xem nhìn thấy những chi tiết lỗi, sai chính tả, hình ảnh mờ nhòe,… vì bạn rất dễ mất điểm chỉ vì những “tiểu tiết” như thế này.
Kết luận
Vậy là bạn đã có những thông tin cần thiết để hiểu Portfolio là gì. Nhìn chung, việc thực hiện một Portfolio không quá khó, nhưng làm thế nào để hồ sơ năng lực của bạn đến được với nhà tuyển dụng/ đối tác và phù hợp với lĩnh vực mà bạn theo đuổi thì lại phụ thuộc vào sự cẩn thận, thẩm mỹ và sáng tạo của bạn. Chúc bạ có một Portfolio hoàn chỉnh như ý!